Một ngày nọ, có ai đó buộc bạn phải đưa ra một quyết định quan trọng về một sự lựa chọn. Bạn biết rằng: Lựa chọn nghĩa là chấp nhận từ bỏ. Xét ở góc độ nào, thì cuộc sống này luôn đưa ra cho bạn những phương án chọn lựa. Bạn buộc phải lựa chọn, bạn buộc phải từ bỏ. Mà những lựa chọn không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đôi khi bạn phải chấp nhận từ bỏ một cách khó khăn, hoặc đầy nghiệt ngã.
Và, bạn chọn gì cũng không quan trọng. Quan trọng là bạn có chọn đúng hay không.
Vì vậy. Nếu một ngày kia, có người buộc bạn phải quyết định chọn lựa: Hạnh Phúc hoặc Thành Công, bạn chọn gì: Hạnh Phúc, hay Thành Công?
Trước nay, người ta vẫn cho rằng Hạnh Phúc và Thành Công là một cặp đôi không mấy hòa thuận. Để có được Hạnh Phúc, người ta phải đánh đổi Thành Công, và ngược lại.
Chọn điều nào cũng khiến bạn phải cân nhắc kỹ càng.
Cách đây đã lâu, một lần tôi xem một chương trình truyền hình có tên “Qùa tặng cuộc sống”. Chương trình này thường kể những câu chuyện rất nhân văn, đầy trắc ẩn, và nó được coi như những hạt giống dành cho tâm hồn mỗi người, về cuộc đời, về nhân thế.
Câu chuyện hôm đó là về một sự lựa chọn.
Chuyện rằng, ở một lớp học nọ, người ta đã mời các học viên của mình thực hiện một phép thử về sự cân nhắc và chọn lựa. Một người phụ nữ trẻ đã được mời tham gia. Cô ấy được yêu cầu là viết tên năm người quan trọng nhất đối với cuộc đời cô. Việc này có vẻ rất dễ dàng. Với một số người, việc liệt kê năm người quan trọng nhất cuộc đời không hề khó, chỉ có số ít mới phải đắn đo, cân nhắc mà thôi. Người phụ nữ trẻ rất nhanh chóng viết tên năm người quan trọng nhất của mình. Lúc này, giảng viên mới yêu cầu cô xóa tên một người trong số họ. Người phụ nữ trẻ hơi bàng hoàng, nhưng vẫn cân nhắc xóa đi một người.
Cứ như vậy, lần lượt những “người quan trọng nhất” như cha, mẹ, anh chị, con cái, bạn bè đều bị xóa khỏi danh sách. Người duy nhất còn lại là chồng cô ta.
Giảng viên kết luận rằng: Cha mẹ có yêu ta đến đâu, cũng sẽ rời bỏ ta khi họ mất đi. Con cái có quan trọng với ta đến đâu, thì rồi chúng cũng lớn lên, cũng rời bỏ ta để xây đắp tổ ấm của riêng chúng. Bạn bè có quan trọng đến đâu, nhưng không thể ở bên ta mãi mãi. Chỉ có người chồng, người vợ là sẽ bên ta, gắn bó trọn đời với ta mà thôi.
Tôi nhớ rằng, nhân vật chính của chúng ta đã rất cân nhắc, và cân nhắc trong đau khổ. Cô ấy run rẩy xóa tên cha, mẹ, các con của mình, và chỉ để lại tên người chồng.
Bạn có thấy câu chuyện thú vị không? Có nhân văn không?
Bạn có tự hỏi: Ai rồi mà chẳng phải chết đi, ai mà chẳng phải rời bỏ ta. Người bạn đời là tốt với ta nhất ư? Vậy tại sao tỉ lệ ly hôn trong xã hội này ngày càng tăng? Tại sao có bao cuộc hôn nhân trong bất hạnh đau khổ nhưng vẫn được bao bọc bởi bề ngoài hào nhoáng bởi vì lý do này hay lý do khác?
Tôi thì khác. Tôi không đồng ý với người phụ nữ trong câu chuyện. Cô đã rất đau khổ vì phải chọn lựa. Tại sao cô lại chọn cách đau khổ đó, mà không chọn hai cách đơn giản hơn?
Cách thứ nhất: Từ chối cuộc chơi
Không ai có thể ép bạn phải chọn lựa từ bỏ thứ bạn không muốn từ bỏ. Không ai có thể ép bạn từ bỏ người mà trước đó không lâu bạn còn viết tên họ trong danh sách những người quan trọng nhất. Bạn chỉ cần bỏ cuộc chơi. Bởi đó là một trò chơi không đáng để bạn mất thời gian tham gia.
Cách thứ hai: Bạn chọn tất cả.
Đơn giản là bạn không muốn từ bỏ ai cả. Khi bạn không từ bỏ ai, thì bạn có tất cả những người quan trọng nhất.
Chọn một, hay tất cả?
Có một câu chuyện khác, về một người phụ nữ trong một ngôi nhà nhỏ giữa đêm đông.
Một hôm, ngoài trời mưa tuyết, người phụ nữ nghe thấy một tiếng gõ cửa. Mở cửa ra, chị ta thấy có ba ông già. Một ông già nói:
“Tôi là Hạnh Phúc, ông bạn này là Thành Công, ông bạn kia là Của Cải. Hãy mở cửa cho một trong số chúng tôi. Chỉ một trong số chúng tôi thôi nhé.”
Người phụ nữ cân nhắc rất kỹ càng, cuối cùng, cô mời ông già Hạnh Phúc vào nhà.
Khi ông già Hạnh Phúc bước vào nhà, hai ông già còn lại đứng dậy bước theo. Họ nói rằng: Nếu cô ấy chọn Hạnh Phúc, thì đương nhiên Thành Công và Của Cải sẽ theo đó mà đến.
Có nhiều dị bản xoay quanh câu chuyện này, tôi chỉ chọn một trong số đó để kể cho các bạn nghe mà thôi. Tôi nghĩ dị bản nào cũng không quan trọng. Quan trọng là bạn thấy câu chuyện này thế nào? Nếu bạn là người phụ nữ trong căn nhà giữa đêm đông đó, bạn sẽ chọn ai trong số ba ông già? Bạn tuân theo quy tắc để chỉ chọn một thôi sao? Nếu bạn chọn sai, bạn sẽ gây họa cho mình.
Nếu có ai đó yêu cầu bạn đưa ra một lựa chọn quan trọng: Thành Công hay Hạnh Phúc, bạn chọn thế nào?
Nếu có ai đó yêu cầu tôi đưa ra một lựa chọn quan trọng: Thành Công và Hạnh Phúc, tôi chọn điều gì?
Tôi trả lời đơn giản là: Tôi chọn cả hai.
Thành Công là một đích đến trong số rất nhiều đích đến mà bạn hướng đến trong đời. Người ta không chỉ muốn hướng tới một sự thành công đơn thuần, điều lớn hơn, mục tiêu cao cả hơn chính là một thành công bền vững.
Xem thêm:
Xem thêm:
Comments
Post a Comment