Cơ quan điều tra sẽ trưng cầu giám định nhận thức và điều khiển hành vi của người mẹ sát hại con để làm căn cứ xử lý.
Hôm qua (14.6), Công an TP.Hà Nội đã công bố kết quả điều tra ban đầu vụ cháu V.V.A (33 ngày tuổi, ở thôn Đình, xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) tử vong trong chậu nước.
Theo đó, căn cứ tài liệu điều tra, cơ quan điều tra bước đầu xác định, P.T.T (20 tuổi, mẹ đẻ cháu V.A) là người gây ra sự việc. Cơ quan điều tra xác định nguyên nhân dẫn tới hành động của P.T.T là do cô này bị trầm cảm nặng sau khi sinh nên nảy sinh nhiều ý nghĩ tiêu cực.
Sự việc khiến dư luận bàng hoàng, đau xót bởi trước đó đã có nhiều vụ án đau lòng mẹ sát hại con đẻ do mắc trầm cảm nặng sau sinh.
Trao đổi với PV về việc xử lý các vụ án mẹ mắc trầm cảm sát hại con đẻ, luật sư Lê Văn Kiên (Trưởng Văn phòng luật sư Ánh sáng Công lý) cho biết, trong trường hợp cơ quan điều tra xác định mẹ đẻ sát hại con như trường hợp P.T.T bỏ con vào chậu nước dẫn tới án mạng ở Thạch Thất vừa qua thì người mẹ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người" theo Điều 93 Bộ luật hình sự với tình tiết định khung "giết trẻ em".
Xem thêm:
Mức án của người mẹ giết con
Tâm sự người mẹ giết con
Bé trai 33 ngày tuổi chết trong chậu nước
Xem thêm:
Mức án của người mẹ giết con
Tâm sự người mẹ giết con
Bé trai 33 ngày tuổi chết trong chậu nước
Tuy nhiên, nếu người mẹ có biểu hiện mắc bệnh trầm cảm sau sinh tại thời điểm gây ra vụ án thì cơ quan điều tra cần phải trưng cầu giám định khả năng nhận thức và điều khiển của nghi phạm để làm căn cứ xử lý.
“Trường hợp kết quả giám định xác định, người mẹ bị mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trước, trong và sau khi phạm tội thì cơ quan điều tra sẽ đình chỉ vụ án. Người mẹ sẽ phải bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”, luật sư Kiên nói.
Tuy nhiên, theo luật sư Kiên, nếu kết quả giám định cho kết quả, trước, trong, sau khi gây án và hiện tại, người mẹ chỉ hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc hạn chế năng lực và điều khiển hành vi có thể được tòa án xem xét giảm nhẹ hình phạt.
“Thực tế đã có nhiều vụ án mẹ mắc bệnh trầm cảm sát hại con như vụ án cháu bé 33 tuổi tử vong vừa rồi. Nỗi đau từ những vụ án này rất lớn, bản thân người mẹ trong vụ án cũng đáng thương vì hành vi của họ xuất phát từ vấn đề bệnh lý.
Vụ án trên là một bài học cảnh tỉnh cho các gia đình trong việc quan tâm, chăm sóc và theo dõi phụ nữ sau sinh đẻ”, luật sư Kiên nói.
Comments
Post a Comment