Làm cho người khác hạnh phúc thì mình cũng hạnh phúc

Gần 3 tháng rồi tôi chưa về nhà, cũng chả hiểu sấp mặt vì cái gì mà 100km nó xa vậy, bố mẹ gọi, anh chi gọi, cháu gọi, 2-9 cũng ko về luôn, gặp được 1 người tự nhiên lại thấy tôi của ngày xưa xuất hiện, lại 1 lần nữa muốn như trước, 1 lần nữa sống lại những ngày đó.


Gọi điện nói chuyện đủ thứ với mẹ, về mấy đứa cháu tôi đang háo hức chờ Trung Thu, và cuối cùng là chuyện mẹ nói năm nay trại thu cho các cháu sẽ cắm ở từng xóm chứ không được cắm tập trung mười mấy đội ở sân trường cấp 2 như trước nữa. Sân trường giờ đẹp lắm, được một nhà hảo tâm cho tiền lát gạch, xây bồn hoa nên không cho cắm trại được, sẽ bị cầy sới tung.
Tôi hơi sựng lại, vì qua lời mẹ tôi thấy có gì đó hơi tiếc cho bọn trẻ, tôi nhớ thời của tôi ..........hồi đó .... tôi nhớ là ở thôn sẽ cho tâp múa từ 1-8 âm để tới tối 14 Trung Thu là thi toàn xã, vậy là bọn trẻ tôi vui lắm, cứ học nhanh nhanh rồi chạy vù ra ngã Ba xóm, ở đó có cái bóng điện mới được treo cao lên cho mấy đứa con gái bé bé tâp múa. Mọi người xem còn bọn con trai thì chơi đủ thứ trò quanh đó, nào là trốn tìm, chơi u, mèo đuổi chuột.....Mồ hôi đứa nào chả nhễ nhại, còn thi nhau đánh cái trống con cho con gái tập múa. Tối nào cũng vậy cho tới hết tối 13, có khi là 15 cơ. À lần đầu tiên tôi cầm tay 1 đứa con gái là ở đó, lớp mấy nhỉ, 4 hay 5. Là lần đầu tiên nói chuyện về thích con gái với cậu bạn trên Chung, thưc ra trong họ hàng còn là anh cơ.
À bọn tôi còn làm đèn ông sao, đẹp lắm, cứ nhìn anh tôi làm rồi học làm theo, Có đứa làm 2 cái luôn.
Tới sáng 14 đi học chả đứa nào học đâu, nhanh nhanh ra về ăn vèo tí cơm rồi ù ra xóm tập trung, lại giành cái trống để đánh, bọn tôi đi theo các anh thanh niên lên tập trung tại sân bóng trống to đùng ở phía sau trường cấp 2, cái sân đó trống ngay sát cành đồng, 1 mặt toàn dứa dại, 1 mặt là ruộng, còn mặt ngoài giáp sông. Hồi đó tôi chắc 9, 10 tuổi gì đó, cắm trại ở đó sướng lắm, sân đất mà bọn tôi tha hồ chạy, mua kem ăn, mua súng bắn nước và mặt nạ để bắn nhau cho ướt hết, còn bao nhiêu đồ chơi vui lắm, rồi bánh nữa.
Rồi thì cái sân đó bị lấy để xây trạm xá, mất chỗ cắm trại nhưng rồi may mà lại được về cắm ở sân trường cấp 2, bớt vui hơn vì ở đó có nhà xây rồi, chặt hơn, gió ít hơn và lại nhiều đèn hơn nên sáng quá nhưng vẫn vui vì là cả xã tập trung, tối hôm 14, ngày 15 thì đông lắm.Tối 14 chúng tôi rước đèn quanh ao cá Bác Hồ cạnh trường để chấm xem đội nào nhất, rồi chấm trại đẹp, thi múa, bọn con trai chúng tôi lớn tí rồi nghịch lắm, có đứa bơm dầu vào súng rồi bắn vào đèn trại khác cho cháy để thua. Bọn khác cũng quậy thế nên thì nhau cạnh trại xóm mình.
Rồi tôi lớn, trại thu nó ko còn làm tôi hứng thú lắm. Không háo hức, chả đi tối 14 nữa. Giờ thì bọn cháu tôi chúng nó háo hức lắm, đang tầm tuổi tôi hồi đó mà. Mặc dù giờ chúng nó có quá nhiều thứ, quần áo, đồ chơi rồi thì điện thoại, ti vi các kiểu chả như thời tôi nhưng Trung Thu vẫn là cái gì đó riêng biệt, cực vui thích của riêng bọn trẻ.
Giờ không cắm trại ở đó nữa, về xóm cắm thì chỉ có người xóm xem rồi thì thi thoảng vài người xóm khác, xã sẽ cho 1 đoàn xuống chấm điểm từng xóm rồi công bố giải. Bới vui đi lắm vì nó không còn ồn ào và vui như trước nữa, nó không phải vui ơi là vui như tối hôm 15 mà về xóm công bố là sẽ cắm tiếp tôi nay ở xóm sau khi đã cắm trên xã nữa vì đó là lúc khoe những thứ đó nó mua được ở trại, rồi chơi cố nốt 1 hôm.
Tôi cứ ngỡ sẽ được cắm trên xã cơ vì tôi đọc trên trang fb xã tôi có người đang khẩn thiết kêu gọi vì 1 trung thu cho các cháu mà, chả biết các bác cán bộ xã ở đâu, 1 vài viên gạch hỏng lại lát được mà, ít cây hoa gẫy thì cho các chấu chút quỹ mua hoa trồng lại được mà.
Tôi chợt buồn, muốn về, tôi đi mua bánh gửi về cho các cháu chọ bọn trẻ vui.
Rồi tôi lên đường tham gia đoàn tình nguyện cùng công ty lên Hà Giang, chuyến đi mà tôi đã cố làm việc cho xong nhiều nhất có thể, đã cố nài nỉ người chị tôi luôn khâm phục cho các bạn vẫn đi với tôi và chị đi cùng, chị dọa cho bọn mày ở nhà hết, tôi bảo kệ em cứ bám càng chị, gào thét, gọi chị liên tục, rồi cả lũ gào thét. Chị cho đi, lại cho thêm 1 xuất cho Frankie, bác người Pháp tôi quen. Lúc tôi báo tin bác ý vui lắm.
Tôi cũng phải báo tin là cố nhưng không thể có thêm xuất cho 2 em khác vì xe bé mà hết chỗ rồi, chúng nó buồn, cả lũ cũng thế, có đứa thì bảo bận làm cả cuối tuần muốn mà không đi được.
Chúng tôi đi, với người chị tôi luôn khâm phục vì sự tưng tửng của chị, chả bao giờ thấy chị gục, gào ko lên lời thì chỉ trỏ và cư cười ầm ầm. Bọn tôi đi theo thì chia nhau làm việc chị giao.
Mọi cảm giác bó buộc tôi bung hết mẹ mất luôn, tôi tự do, hít thật sâu và chìm và rừng núi, vào những con đèo mà tôi cứ ví như là như những con rắn to đùng đang có trườn lên đỉnh núi. Đi đèo là nơi duy nhất tôi có thể nhìn thấy con đường tôi đã qua và nơi tối sắp qua. Chúng dừng nghỉ ở Yên Minh rồi hôm sau vào Vần Chải, ở phân hiệu chính trường to lắm, đpẹ nữa nên tôi phải giải thích cho 2 bạn nước ngoài hiểu là điểm chính trường to ko chỉ vì để học và còn là để nhỡ có hoạn nạn gì lớn thì đồng bào có trỗ vững trại để chú..., à họ hiểu nhưng tôi biết là chưa thể hiểu hết đâu, tí vào điểm phụ biết liền. Điểm chính các em dân tộc học từ lớp 4 tới 9, lớp 9 mà nó bé, chác bằng cháu tôi lớp 5. Tôi nói chuyện với bọn trẻ, tôi học tiềng H' Mông từ các em bé ở đó.
Tôi thử luôn, bọn nó hiểu, ít nhất giờ tôi biết giới thiệu tên, rồi hỏi tên và biết nói rõ là xin Nước chứ không phải xin Con Chó. Ở đó các em bé dân tộc, mặc đồ đẹp lắm, săc màu khác nhau tùy theo dân tộc mình, có em còn theo nhiều vòng bạc hoa đẹp lắm nhưng em bé nói là giả đấy. Các em dân tộc nhìn ngây ngô lắm, nó hiền hậu, đơn giản lạ kỳ, nó dễ gần lắm,tôi gặp rồi xin vào nhà chơi là cho vào ngay, bố em ý còn giới thiệu từng phòng trong nhà, các thứ đồ ...ngôi nhà người Mông nó khác lắm, chả có bê tông đâu...
Chúng tôi đi vào điểm trường phụ, nơi nằm đâu đó trong núi vài km, tôi đi xe máy, ôi giời ôi, tôi chìm luôn vào con đèo và con đường, đất ở đâu, sao toàn đá lổm nhà lổm nhồm thế này? Tôi chìm luôn vào thiên nhiên hùng vỹ, tôi cuồng luôn vui hết cỡ, 1 bên là vách núi cheo leo toàn đá 1 bên là vực sâu tít, đường thì lổm nhổm đá có chỗ nguyên 1 tảng bóng láng nhìn trơn vãi, con xe wuay lên số 1 kéo ì ạch, tôi cứ đi, vui lắm, sau cùng thì chị đi cùng tôi phải xuống đi bộ và mỗi xe chỉ còn 1 lái, ôi con đường nó làm tôi và mọi người ngập rồi, tiếng hú ầm ầm, bọn tôi còn dừng lại hú ầm giữa đèo xem có vang không, mấy km vậy, cả lũ quay chụp điên cuồng.
Thế là gần vào tới nơi cũng là lúc gặp đoàn đi trước quay ra điểm 3, bọn tôi cứ vào, cứ đi tiếp.
Ôi bọn trẻ ở đây bé lắm, lớp 3 trở xuống, có cả 2 em mẫu giáo, bọn nó mới học còn chưa rõ tiếng Kinh mà, mặt bọn trẻ ngây thơ và hồn nhiên ngơ ngác đến lạ, trên bàn toàn bánh kẹo rồi mỗi đứa cái đèn ông sao bằng giấy bóng. Với các em thế là vui lắm đấy, đồng bào cũng có người tới xem nhưng ko nhiều và mặc đẹp như ở ngoài điểm chính, có em bé 13 tuổi mà đã địu con bé ở sau.
Điểm này đã được xây kiên cố rồi chứ không phải là gỗ ghép ở tuênh toang gió thổi xuyên như nơi tôi từng đi qua.
Bọn tôi quay ra lại gào thét hú rú, à lại gặp được 1 chị người Mông đang đi lấy rau, tôi lại thử nghiệm và học thêm tí tiếng Mông. Quanh eo chị quấn nhiều vòng dây rối mù, chị vừa đi vừa nói tay vừa xe xe cái mớ rối ở đó lên tay thành quận, thấy bảo đó là sợi từ vỏ cây Lanh để dệt thổ cẩm, còn bảo là nụ cây đó là thứ mà các thanh niên xuôi hút vào là phê tít tờ lờ mờ.....
Không kịp vào điểm 3, tiếc lắm, đoàn trước vào chụp hình cái cây to đùng mấy người ôm không hết, nhiệt đô như 18 độ, còn bọn tôi nắng há mồm vì đá, nơi đó là rừng nguyên sinh được bảo tồn có khác.
Rồi chúng tôi hành trình lên Đồng Văn để hợp đoàn đi ra tít sát biên giới Việt Trung cùng tổ chức đêm hội Trăng Rằm cho các em, tôi chìm tiếp luôn, cả lũ lại hú hét, đá, đá, đá trắng, xám, toàn đá, cheo leo cũng chỉ là đá, cao nguyên đá mà.
Cứ thi thoảng lại xen kẽ ít gốc Ngô, gốc Dền đồng bào trồng xen vào đá, rồi có cả ruộng bậc thang nữa, đẹp mê hồn
Lúc này, đố đứa nào tìm thấy tôi rối mù đấy hôm trước, tôi giờ hớn lắm, cả lũ cũng vậy mà.
Gặp vội được cậu em người Mông và thêm 3 người bạn nữa nhưng rồi thì phải chia tay vì mấy anh em phải về nhà em ý ở cách 44 km mà sắp tối rồi, bọn tôi thì chuẩn bị ăn rồi đi ra ngoài biên giới.
Đêm đó đường đèo, chúng tối đi trong đêm, ôi Trăng sáng lắm, soi rọi núi rừng, xa xa bóng đèn xe trước leo, lượn đèo, xa xa, lập lòe vì núi và cây.
Tối đó vui lắm, chúng tôi tổ chức trò chơi rồi phát bánh kẹo cho các em, vui hơn ban ngày nhiều, tôi học thêm được 1 tạ tiếng Mông từ anh bạn người Mông ngồi cạnh và cô giáo ở đó.
Các em ngồi ở sân trường có trải bạt và giấy báo để đựng bánh kẹo, tôi xà vào nói chuyện và học luôn tiếng Mông với các em, bọn nó vui lắm, tôi cũng vậy.
Kết thúc thì nhà trường mời chúng tôi ở lại ăn chút cháo đêm rồi mới về, có cháo, thịt gà luộc, rượu Ngô, tiếng cười nói rôm rả, cảm ơn qua lại, nắm chặt tay, ôm chặt, sau sẽ quay lại.
Tôi rượu kém, bia kém nhưng thứ rượu Ngô này thì tôi uống chưa gục bao giờ, mỗi lần thầy cô hay cán bộ ở đó tới mời là uống, tối đó chắc hơn 20 chén gì đó, tôi thấy ai cũng vui vẻ và phừng phừng. Tôi còn định uống hộ cả cô em nhưng anh cán bộ người dân tộc ở đó bảo nhất định phải uống với nó cơ...Uh con em chết tiệt, mọi lần 1 mình nó cân cả team, làm bọn con trai sấp mặt không lối thoát vậy mà dạo này quay ngoắt 360 độ.
Phải về sớm vì xa lắm, đêm, đèo, ai đó cũng tiếc, tôi còn bảo thế này có uống hết đêm tôi cũng uống, cậu em bảo vậy có mà em chết. 2 ông bạn Tây đi cùng sẽ cũng cầm đàn tì bà tê lê phê luôn, cứ nhìn mặt là cười, ông Frankie thì đã tếu sẵn, giờ thì tếu hơn nữa. Bạn tôi gái trai mặt đổ hết rồi, chị Béo thon thả của chúng tôi cũng thế, cả bọn nhún nhảy, pha trò rôm rả.
Ôi con đường về nó mới phê làm sao, xe nó cứ nghiêng theo từng nhịp uốn, ánh đèn bừng lên trong đêm, bác tài chiều ý lũ trẻ với sự ủng hộ của chi lớn ở trên, cả lũ bật nhạc remix "con đường con đường mà gánh gạo, núi mây .. cho dài mà tay áo". Đêm đó núi rừng bị đánh thức vì 1 lũ điên cuồng hát hò gào thét, lắc lư chân tay theo tiếng nhac chả thoáng 1 tí tẹo mệt mỏi vì vừa làm 1 loạt việc nữa. Cả lũ hát theo bài hát, ồn ào điên cuồng, gào thét, cái gì làm to tiếng là gào hết, về nhà cả lũ mệt nhoài.
Vậy là thành công rồi, chúng tôi đã mang trọn niềm tin, tình yêu, sự xẻ chia, nụ cười và những món quà tới các em. Thêm 1 gói bánh, vài quyển sách, hộp bút màu, bộ vi tính cho nhà trường... cũng tốt lắm mà.
Sáng hôm sau chúng tôi về, tôi mất tiếng luôn, đường về qua Mã Pí Lèng, ôi 1 trong tứ đại đỉnh Đèo của Việt Nam. Tôi đã qua Khau Phạ rồi, cũng tình nguyện, lên đó chiều tầm 4, 5 giờ là sương mùa rồi, đi vào sương và mây. Thò tay ra ngoài của kính là ướt ướt mát mát.
Mã Pí Lèng thì nắng lắm, cũng cao lắm, vách núi, ôi bên dưới dòng Nho Quế xanh rì uốn lượn, nơi mà 1 người chị thân bảo hôm nào đi đi mà mấy năm rồi chả đi được. Tôi gọi luôn cho chị bảo hôm nào đi đi, chị bảo ừ ừ cứ bảo mà đi được đâu, chị đang làm 1 đống việc này. Tôi bảo ok hôm nào đi còn giờ thì em đang ở ngay đó này, chị hừ lên bảo: " Rồi nhớ đấy, tôi đang làm còn khoe", "Em nhất định sẽ rủ chị và mấy người bạn lên lại rồi cắm trại luôn hehe"
Về qua Mèo Vạc rồi Quản Bạ, lại đá, qua ngã ba Sủng Trái tôi muốn vào nhà cậu em lắm nhưng không được, phải về, mai phải làm việc. Vì lúc tôi đi như này cũng là lúc anh em ở nhà đang làm việc ầm ầm, khéo còn cả ON luôn.
Nếu họ hỏi tôi sẽ kể, sẽ cho họ xem các clip mà tôi quay được, tôi tin họ sẽ mê lắm, gì chứ núi đá cheo leo, đèo cao tít cua chữ M thì không thích mới lạ.
Độ cao giảm dần, ít núi ít cây, xa rừng là lúc cảm giác man mác xâm chiếm, 1 cái gì đó buồn, muốn ở lại hay quay lại hay gì đó. Không phải là những con suối thành cái hồ với toàn gỗ từ rừng sau trận lũ qoét kèm theo là bao đồng bào trên đó, hay là xé toang và xan bằng con đường nhựa kiên cố chính dẫn vào bản xa tít và cô lập nó luôn, và dĩ nhiên là kéo theo người nữa, đó là Mù Cang Chài và Nậm Păm.
Lần này về không buồn như vậy, không sợ như vậy. Sợ thật, ai cũng vậy, xót thương nữa, trước thiên nhiên con người chả là cái gì cả, nước từ ngọn núi đổ xuống kèm theo đá to như cái xe ô tô con, đè bẹp và cuốn tan hết.
Nhưng cái cảm giác nó lại là 1 kiểu trầm khác cho tất cả. So với bọn trẻ ở đây thì lũ cháu dưới quê và bạn của chúng nó con sướng hơn quá nhiều, lũ trẻ ở đây có đưa chưa biết bánh Trung Thu là gì.
Đường đi và về cũng gặp nhiều đứa trẻ cầm quà, vài cái kẹo rồi chai nước, mặt vui lắm, vẫy tay chào nó vẫy lại cười tít. Nhà gần trường lắm, có tầm gần chục km đường đèo, đi mất vài tiếng với tốc độ thoăn thoắt của bọn nó, còn chúng tôi mà đi bộ thì chắc quên đi, gục giữa đường hoặc lết vào là thở ra khói rồi.
Nhớ lại những lời chia sẻ của thầy cô về sự thiếu thốn, về lí do vì sao bọn trẻ không thể đến học và ở lại điểm trường chính để học tốt hơn: thiếu chỗ ở, trang thiết bị, kinh tế ...Vùng đất khát, khi hết nước trường phải mua ở tít Yên Minh với giá 200 nghìn, không đủ kinh phí không duy trì được các em lại phải về hoặc bỏ về: " Chúng tôi chủ yếu là người Kinh dưới xuôi lên kết hợp với thầy cô người dân tộc thiểu số bám núi bám bản bám rừng với đồng bào, không bỏ họ được, mất họ thì lá chắn biên giới có còn không em?".
"Các em có bao tiền, có bao người lên đây được bao lâu, sau bức ảnh đẹp các em chụp, món quà các em trao là hình bóng núi rừng, hiện lên trên từng ánh mắt, từng con người, từng gốc cây, cục đá. Họ, cùng các cùng các chiến sĩ nơi đây cả từng sống và đã chết trong chiến tranh - linh hồn họ, vong linh họ , cùng chúng tôi đang ngày đêm canh giữ núi rừng cho các em đấy".
Nơi phố thị các em cười vui trong ánh điện, các em có đủ thứ tốt tuyệt vời, các bạn trẻ, rồi đồng bào đôi lúc vì tình yêu dân tộc rồi bị kích động quá rồi đánh người Trung Quốc, rồi làm đủ thứ.... - vâng các em nói là vì đất nước nhưng các điều đó góp phần vô cùng tích cực vào việc BÓP CHẾT ĐỒNG BÀO dưới danh nghĩa yêu thương.
Trung Quôc là kẻ thù hay bạn hay anh em, là đối thủ lớn nhất hay đồng minh lớn nhất vĩ mô quá, to lớn quá chúng tôi chả dám nói tới nhưng điều nhỏ nhặt là tôi biết đồng bào sống dựa 1 phần vào họ, các em cũng dựa vào họ và họ cũng dựa vào ta mà sống - sao không tìm 1 cái nắm tay hả em?, biên giới là nơi giao thoa văn hóa rõ nét và thực tế nhất - không 1 ai trong các em có đủ hiểu biết về nó, đủ mạnh để tách nó làm 2, bới ở đó có 1 phần của các em, một phần của người láng giềng, 1 phần của đồng bào bản địa.
Tôi, và mọi người im hết, biết cái mẹ gì mà trả lời chứ, giờ thì định nghĩa đúng sai nó lung ba tung hết rồi, rối mù xáo trộn.
Nhiều đoàn lên thiện nguyện tức là bọn trẻ sẽ được nhiều thứ hơn, nhà trường thêm trang thiết bị giảng dạy. Nhưng rồi chúng tôi về rồi thì sao?, về lâu dài thì đông bào vẫn nghèo và thiếu thốn lắm, phải làm gì cho họ bớt khổ hơn, bớt thiếu thốn. Không bao giờ muốn họ cứ thế này để mình lên thiện nguyện tiếp nhưng xin đừng MANG BÊ TÔNG PHỦ LÊN NÚI RỪNG. Đừng để bọn trẻ về sau xem núi qua hình vẽ hay clip youtube của nhiều bạn thanh niên vùng cao đang cố làm để truyển tải cho người ở xa.
Rồi tôi sẽ vẫn đi, vẫn làm hết mình vui hết mình cùng những bạn đồng hành. Chúng tôi vẫn luôn là một tập thể ghép tạm giữa nhiều thành viên trong công ty chưa hay ít khi làm việc cùng nhau.
Và tôi biết các bạn - hàng ti tỉ người khác không chỉ trong nước mà còn là kiều bào xa xứ và thậm chí người nước ngoài cũng đang từng ngày đêm âm thầm, công khai, theo cách này hay cách khao đang làm những việc tốt cho đồng bào, ít một, ít một. Chúng ta cùng cố gắng. Nắm bàn tay nhau lại, gào to lên - ta là một.

Kết quả hình ảnh cho tu thien

Tôi sẽ cố làm bằng được kế hoạch nhỏ mà tôi đang chuẩn bị cùng vài người bạn và em cho bọn trẻ.
Khi đó chúng tôi sẽ cần rất nhiều sự giúp đỡ, 1 cái quần áo cũ, 1 cái bút, 1 đôi dép nhựa, 1 tớ giấy - xin đừng vứt đi, cho chúng tôi, đi với chúng tôi lên với đồng bào, chúng ta không phải siêu nhân nhưng CHÚNG TA làm được những việc mà siêu nhân trong phim không làm được đâu - Chúng ta ở thế giới thực không phải phim hay truyện, chúng ta sáng tạo ra siêu nhân trên giấy trong phim bằng trí tưởng tượng vô biên của loài người. Chả cần trở thành anh hùng giữa đời thực đâu - hãy là 1 trong tất cả, tất cả trong 1, rồi 1 ngày bạn và tôi sẽ già đi, thanh xuân sẽ rời xa ta, tuổi già đến nhưng tôi tin điều ta làm được sẽ còn vang vọng mãi trong chính chúng ta, đồng bào, không cần bằng khen, bia đá - Hãy để gió và tình yêu thương mang chúng ta đến với nhau khi ta còn bên nhau.
Còn nữa .........

Comments