Tiết lộ những chiêu “vặt tiền” của thợ sửa điều hòa mùa nắng nóng

Trong những ngày hè nóng nực, nhu cầu sử dụng điều hòa, quạt mát của người dân tăng cao. Đây chính là dịp những người làm nghề bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa vào "mùa làm ăn". Ngày cao điểm, có khi những người ' làm nghề này phải "chạy sô" nhưng vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu của người sử dụng. Chính vì "cung" không đủ "cầu" không ít thợ sửa điều hòa đã lợi dụng để kiếm lời. Quá trình vào cuộc tìm hiểu, người viết đã được "dân trong nghề" tiết lộ về những chiêu trò "móc túi" người tiêu dùng.


 

“Bắt bệnh" điều hòa

Phải sau nhiều lần liên hệ, chúng tôi mới được ông Nguyễn Văn Họa (60 tuổi, trú quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhận lời tiếp chuyện. Bởi trong những ngày thời tiết nắng nóng, lịch làm việc của ông gần như dày đặc. ông chia sẻ: "Suốt từ đầu hè đến nay, gần như ngày nào, tôi cũng đi làm từ sáng sớm tới tối mịt. Hễ khách hàng có nhu cầu là tôi lên đường đi ngay. Ở thành phố lớn như Hà Nội, không kể đến các cơ quan, trường học thì hầu như gia đình nào cũng sử dụng điều hòa. Những nhà có điều kiện còn lắp từ 2 đến 3 cái. Bởi vậy những khi thời tiết nắng nóng, cánh thợ sửa chúng tôi làm không hết việc".
Là người có thâm niên hơn chục năm trong nghề, ông Họa nắm khá rõ các loại "bệnh" mà điều hòa mắc phải. Theo đó, những loại bệnh thường gặp ở điều hòa là: Cục nóng (giàn nóng) không hoạt động hoặc hoạt động kém; chảy nước ở cục lạnh (giàn lạnh); mất gas và mảng điện tử bị lỗi. Điều hòa có 2 bộ phận chính là cục nóng và cục lạnh. Cục nóng ' có nhiệm vụ tăng áp suất khí gas lạnh từ giàn bay hơi sang giàn lạnh. Với điều hòa công suất nhỏ, cục nóng cùng động cơ điện được đặt chung trong một vỏ sắt và được hàn kín thành một khối, được gọi là blốc của máy. 

Đây là bộ phận có vai trò đặc biệt quan trọng trong nguyên tắc hoạt động của điều hòa. Nó được ví như động cơ của xe máy. Cục nóng và cục lạnh được liên kết bằng hệ thống dây dẫn điện và ống đồng dẫn khí. Sau một thời gian sử dụng, cục nóng thường hoạt động kém hiệu quả do nguồn điện cấp từ dây dẫn yếu. Cục nóng hoạt động kém, khiến điều hòa không lạnh.Trường hợp này thường phải thay dây dẫn điện để đảm bảo nguồn điện cấp giữa cục nóng và cục lạnh.
Với trường hợp cục lạnh bị chảy nước, ông Họa cho biết nguyên nhân chính là do điều hòa bị bẩn. Khi đó người thợ sửa sẽ phải khắc phục bằng cách vệ sinh cho điều hòa. Tuy nhiên theo ông Họa thì loại "bệnh" này rất khó chữa do thiết kế mảng ở cục lạnh thường theo hình mái nhà. Chỉ có thể vệ sinh được mặt ngoài còn mặt bên trong thường bị tắc, khiến nước chảy nhiều. Trẻ em nếu nằm trong phòng có điều hòa bị chảy nước rất dễ bị các bệnh về đường hô hấp như ho hay viêm họng. Trong một số trường hợp là do lỗi của nhà sản xuất, các cục lạnh có khe hở quá lớn nên quạt hút luôn các giọt nước thổi ra ngoài. Khi giàn lạnh bị đóng tuyết, quạt sẽ không quay hoặc quay chậm. Nên sửa quạt ngay nếu không có thể dẫn tới hư blốc.
Máy điều hòa không khí là một hệ thống kín và gas lạnh bên trong máy là loại hóa chất rất bền không bị phân hủy trong điều kiện hoạt động của máy nên không có hiện tượng hao hụt gas. Máy chỉ thiếu gas, hết gas trong trường hợp bị rò rỉ, xì trên đường ống, tại các van, các chỗ đấu nối ống bằng rắc-co...hay trong quá trình lắp mới người lắp đặt không kiểm tra và nạp đủ gas. Khi máy bị thiếu gas hoặc hết gas sẽ có một số hiện tượng sau: Nếu bị xì hết gas máy không lạnh. 
Nếu bị thiếu gas máy kém lạnh. Có hiện tượng bám tuyết ngay van ống nhỏ của giàn nóng. Dòng điện hoạt động thấp hơn dòng định mức ghi trên máy. Trong một số máy điều hòa, khi bị thiếu gas board điều khiển sẽ tự động tắt máy sau khoảng 5 đến 10 phút và báo lỗi trên giàn lạnh. Sau khi xác định được "bệnh", người thợ chỉ cần nạp thêm khí gas để điều hòa chạy ổn định và tăng tuổi thọ cho máy.

Những mánh “làm tiền” của giới thợ sửa

Tuy nhiên, qua thực tế nhiều năm trong nghề, điều khiến ông Họa trăn trở là có không ít thợ sửa điều hòa đã lợi dụng sự tin tưởng của người dân để"làm tiền". Họ kiếm tiền trên sự gian dối. Lâu dần, điều này khiến nhiều người có cái nhìn không mấy thiện cảm và có tâm lý cảnh giác đối với giới thợ sửa nói chung.
Theo ông Họa chia sẻ thì thợ làm nghề sửa điều hòa bây giờ đa phần là những người trẻ. Người có tuổi như ông gắn bó với nghề hiện còn rất ít. Bởi nghề bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa đòi hỏi những người có sức khỏe, nhanh nhẹn. Đối với những ngôi nhà cao tầng, có khi người thợ phải buông mình theo dây để lắp đặt, vệ sinh hoặc thay thế các bộ phận bị hư hỏng. Tuy nhiên theo ông Họa, một thực tế đáng buồn là nhiều thợ trẻ tuổi bây giờ không được đào tạo bài bản về tay nghề. Bản thân ông đã từng nhận nhiều người đến theo học. 
Sau vài tháng, khi nắm được kiến thức cơ bản, họ sẽ tự tách ra đi làm riêng. Trong số những học trò của ông, có nhiều người tay nghề khá. Song cũng có không ít người, mặc dù tay nghề chưa được nâng cao vẫn mở cửa hàng sửa chữa riêng. Sau một vài lần làm ăn mất uỵ tín, họ sẽ chuyển đi nơi khác.
Quá trình trò chuyện với người viết, ông Họa cũng tỏ ra bức xúc khi có một vài bài báo nói rằng, vào những ngày thời tiết nắng nóng có khi một người thợ sửa có thể kiếm được từ 5 đến 7,8 triệu đồng/ngàỵ. ông cho biết, nếu chỉ sửa chữa một số "bệnh" thông thường của điều hòa thì một ngày người thợ sửa điều hòa không thể kiếm được số tiền lớn đến như vậy. Có chăng đó là cách làm ăn gian dối của những thợ tay nghề thấp nhưng lại muốn có mức thu nhập cao. Tuy nhiên, theo nhận định của ông, cách làm này không "bền" bởi sau một vài lần sửa chữa không hiệu quả hoặc bị "chặt chém", khách hàng sẽ "tẩy chay" người thợ đó. Ông Họa cũng tiết lộ một số mánh khóe "làm tiền" của những người thợ sửa không chân chính để người sử dụng cảnh giác.
Ông cho biết, một số nhân viên siêu thị khi đến lắp đặt điều hòa thường thay dây dẫn điện đồng bằng dây nhôm để kiếm lời. Loại dây đồng thường có giá 10 ngàn đồng/mét, còn dây nhôm thì chỉ từ 4-5 ngàn đồng/mét. Nhưng sau khi lắp đặt thì giá tiền được tính ngang với giá trị của dây đồng. Thực tế cho thấy, do thiếu kinh nghiệm, khách hàng vẫn bị những người này qua mặt. Bởi vậy người sử dụng cần lưu ý, mặc dù về hình thức giống nhau nhưng sợi dây nhôm khi cắt ra, lõi màu trắng còn dây đồng thì màu vàng. Vì dây nhôm chịu tải điện kém nên chỉ sau một thời gian sử dụng, sợi dây này sẽ không cấp điện dẫn tới việc kết nối giữa cục nóng và cục lạnh bị gián đoạn, khiến cho điều hòa tỏa nhiệt kém.


Cũng có khi, điều hòa lâu ngày không được vệ sinh khiến việc tản nhiệt kém. Trung bình mỗi năm điều hòa phải được vệ sinh một lần. Tuy nhiên khi đến kiểm tra, nhiều thợ sửa còn kê khai thêm "bệnh"cho điều hòa như blốc hay mô-tơ bị hỏng. Với tâm lý "có bệnh phải chữa", nhiều người không ngần ngại móc túi cho các thợ sửa "ít tài nhiều tật" này. Vậy là một số bộ phận điều hòa được thay mới, đôi khi với giá "cắt cổ"còn những bộ phận được thay sẽ được họ mang về bán lại cho các cửa hàng sửa chữa. Bởi vậy, khi có nhu cầu sửa chữa điều hòa, người sử dụng nên gọi các mối quen hoặc những công tỵ sửa chữa, bảo dưỡng có uy tín để tránh việc bị "làm tiền" mà không hay biết.

Những cách dùng điều hòa tiết kiệm điện


Thêm một điều được ông Họa bật mí là cách tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa. Thứnhất cần đặt cục nóng đúng hướng, tránh đặt ở hướng Tây -hướng có ánh sang mặt trời. Vi khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào, nhất là vào buổi chiều, cục nóng sẽ hấp thu thêm một lượng nhiệt lớn, trong khi đặc tính của nó là tỏa nhiệt. Điều này sẽ đi ngược lại với quy tắc hoạt động của điều hòa, từ đó dẫn đến việc tiêu tốn nhiều điện hơn. Bên trong, cục lạnh cũng không nên treo phía bờ tường nằm ở hướng Tây. Điều hòa sau một thời gian không được vệ sinh cũng hoạt động kém hiệu quả hơn. Do đó chúng ta có thể lật mặt trước của điều hòa, vệ sinh mạng lưới. Lưới càng thông thoáng, gió ra càng nhiều càng ít tốn điện. Hoặc khi sử dụng điều hòa chúng tạ có thể bật quạt (để ở số nhỏ) nhằm tạo sự lưu thông khí lạnh đều khắp căn phòng. Khi nhiệt độ trong phòng được thấp hơn bên ngoài và được giữ ở mức ổn định thì điều hòa sẽ tiêu tốn ít điện năng hơn.

Xem thêm:

33 Câu nói ĐỌC-NGẪM-THẤM

Comments